Cô ca sĩ trẻ hát nhạc trịnh đang được khen , tôi cũng thấy cô hát hay chỉ có chút khác nhau tôi nghe nhạc trịnh dưới hầm cát tránh pháo kích , đêm đêm hỏa châu lờ lững trôi qua , thắp đỏ bầu trời giới nghiêm của sài gòn . tiếng ì ầm của “ đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe…”. Áp tai vào hầm cát , tiếng hát khánh ly văng vẳng từ nhà ai khuya khoắt …
Chiến tranh khi ấy đã vào thành phố không còn ở tận ruộng đồng , làng mạc xa nào. Chiến tranh vừa ghê rợn , vừa …thú vị với trẻ con thành phố , mậu thân khi ấy tôi chỉ 14 , 15 tuổi . ghê rợn vì thấy xác người ngay trên đường phố , thú vị vì…vừa sợ vừa hồi hộp dưới hầm tránh pháo nghe tiếng rít của đạn pháo đi qua mái nhà , hễ loẹt xoẹt là sát mình rồi , còn tiếng rít dài vút ngang đầu là nó đã đi xa. Khánh ly hát như nói , như kể chuyện buồn lắm nó là lời khắc khoải của số phận , khánh ly hát không cười bao giờ , chị ít cười khi hát lắm bởi nhạc có gì vui đâu mà cười. giờ cô ca sĩ trẻ hát “ chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người…” mà cười duyên thì nó kỳ kỳ dù cô hát hay thật . ấy là do thế hệ không đi qua chiến tranh nên hiểu khác vậy thôi , chỉ tiếc chút chết chóc , nặng nề ,bi thương nếu cười thì chắc chỉ có người mẹ điên “ mẹ vỗ tay reo mừng xác con …” trong ca khúc trịnh công sơn thời mậu thân hình ảnh mà cô gái trẻ không nhìn thấy trong đời thật mà thôi.
Không trách cô ca sĩ trẻ , nếu hiểu được chết chóc của chiến tranh kinh hoàng ra sao cô sẽ hát khác [ nhưng không hiểu cũng lại mừng cho cô , cho thế hệ của cô ] tôi sống hai chế độ , khi đi qua chiến tranh tưởng sẽ không còn chạm mặt nó nữa vậy mà sau 1975 lại thấy mình giữa chiến trường khốc liệt của biên giới tây nam lại thấy xác người nhầy nhụa , không lành lặn dù đã chết . sau chiến trường K tưởng thế là xong cuộc chiến cuối cùng thì lại 1979 biên giới phía bắc . lần này không tham dự nhưng vẫn phải chứng kiến sự hoang tàn đổ nát , những cái chết bi thương của dân lẫn lính… tưởng thế là lần cuối cùng hết thật , không còn phải thấy bom đạn nữa thì lại phải thò chân xuống mặt đường bởi cuộc uy hiếp chủ quyền biển đông của bọn tàu nghìn đời chưa bao giờ thôi chơi trò súng đạn . khổ ! định mệnh gắn chặt bản đồ xứ sở ngay sát cạnh nó biết làm thế nào mà tránh. Chiến tranh vẫn lởn vởn đâu đó bằng hình thái khác.
Trở lại chuyện âm nhạc . âm nhạc và ẩm thực là hai thứ cực kỳ bảo thủ . gout nghe quen thứ gì khó thay đổi huống chi nó còn kèm theo ký ức . ăn uống món gì khó mà thay đổi khi nó còn kèm theo “ xưa bà nấu , mẹ nấu …” người khác nấu là không ngon , không đúng bằng . cũng lại là cái khó mà tranh cãi . 25 năm trước trong cuộc hội thảo ẩm thực , một diễn giả nói hùng hổ lẫn hùng hồn phê món bún bò huế giờ không còn là bún bò huế nữa , xưa mạ ông nấu khác , kiểu khác nó không tùm lum đủ thứ như bây giờ , tôi giơ tay chỉ nói ngắn chưa tới 5 phút rằng thì là nếu bún bò nó phải như ông nói mới đúng thì còn khuya nó mới qua được đèo hải vân nói chi giờ nó đi khắp thế giới như hôm nay…
Diễn giả có tên tuổi ấy giận tôi , kệ , tôi vốn cũng …không khoái món bún bò . chả sao .
Tôi thích khánh ly bằng tâm thức, ký ức thế hệ của tôi
Cô ca sĩ trẻ hát bằng tâm thức thế hệ của cô
Ai cũng hay cả
Thích giống nhau càng tốt
Khác nhau cũng chả sao – ai cũng được giữ quyền yêu của người nấy . vậy thôi.
Nếu nay mai [ chẳng may ] tôi nhảy ra khỏi nhà tổ chức một đêm nhạc trịnh công sơn tôi sẽ mời cô hát đấy , thêm bà khánh ly nếu bà còn hát nổi . mời luôn 

Comments

Popular posts from this blog

Đại sứ Đức tại Singapore: Tại sao Đức mở ra chương mới trong mối quan hệ với ASEAN?