Nguyễn Lan Anh Súng, vi trùng và thép là gì và chúng ảnh hưởng đến diễn trình lịch sử của loài người như thế nào? Liệu những yếu tố này vẫn còn đúng cho đến ngày nay?
_____________
TẠI SAO LẠI LÀ SÚNG - VI TRÙNG - THÉP?

Tác giả cho rằng các từ trong tiêu đề của cuốn sách là ba yếu tố chính cho phép người Tây Âu chinh phục phần lớn thế giới và góp phần tạo ra tình trạng bất bình đẳng toàn cầu vẫn đang diễn ra hiện nay. Các vũ khí vượt trội đã tạo ra (các) cuộc chinh phục, [việc không có] khả năng miễn dịch với các căn bệnh đã tàn phá dân số bản địa và sự tinh thông kỹ thuật công nghệ đã cho phép người Tây Âu viễn chinh xuyên các đại dương.

Trong “Súng, Vi trùng và Thép”, Jared Diamond đã nỗ lực trình bày một cuộc tranh luận về cả học thuật lẫn chính trị. Ông đưa ra bộ khung [phân tích] liên ngành và địa lý sử dụng các phương pháp luận khoa học vào nghiên cứu các xã hội loài người. Về chính trị, Diamond đang cố gắng giải mã bộ khung các yếu tố liên quan đến phân biệt chủng tộc để hiểu được động lực về quyền lực (power dynamics) đương thời và tiến trình của lịch sử loài người.

1. Tầm quan trọng của địa lý

Diamond hy vọng sẽ cho thấy sức mạnh của địa lý trong việc định hình cơ cấu tổ chức xã hội loài người. Sự phân bố của các lục địa, các kiểu khí hậu, các nguồn tài nguyên sẵn có, dòng chảy di cư của loài người và các loài động thực vật đã để lại những hậu quả to lớn không chỉ đối với sinh lý loài người hay sinh học tiến hóa mà cả với hình dạng và tính chất của các xã hội loài người. Thật vậy, đây là đóng góp chính của Diamond: việc cho rằng có một mối liên hệ trực tiếp và nhân quả giữa địa lý với cơ cấu tổ chức và tiến trình [phát triển] xã hội loài người. Nói tóm lại, địa lý tác động đến tính chất của lịch sử, (các) cuộc chinh phục, chính trị và kỹ thuật công nghệ.

2. Nghi vấn về về việc sử dụng vũ lực và chinh phục

Việc sử dụng vũ lực và (các) cuộc chinh phục đóng vai trò trung tâm trong công trình của Diamond. Ông đặc biệt coi vấn đề sử dụng vũ lực — cụ thể là, những cách sử dụng vũ lực thành công — là một vấn đề cần được đặt câu hỏi và được giải thích. Đồng thời, ông dường như cho rằng việc sử dụng vũ lực là một một phần tất yếu của kinh nghiệm loài người.

Một ý tưởng chính của “Súng, Vi trùng và Thép” là các yếu tố vật chất — như địa lý, sản xuất lương thực và sinh học về khả năng miễn dịch — ảnh hưởng đáng kể đến nội dung của các xã hội và tiến trình lịch sử loài người. Trong khi tránh xa những tranh cãi về địa lý và vật chất "quyết định" nên lịch sử và sự hình thành xã hội, Diamond đã tiến rất gần đến việc đưa ra chính lập luận này. Tầm nhìn của ông trong cuốn sách là địa lý và tác động của nó đối với văn hóa vật chất của loài người chính là nền tảng, một "yếu tố tối hậu" trong việc giải thích mối liên hệ nhân quả trong các xã hội loài người, và ông đã đưa ra một tình huống xuất sắc. Chỉ trong một ví dụ, con người đã phát triển hệ thống phòng ngừa miễn dịch chống nhiễm trùng qua hàng thiên niên kỷ dựa trên việc họ tiếp xúc với các loài các loài vật được thuần hóa. Yếu tố này đã mang lại cho các dân tộc Âu Á một lợi thế miễn dịch to lớn so với các dân tộc mà việc thuần hóa các loài vật trên diện rộng là không thể. Với riêng sự thấu nhận này, và ý tưởng liên quan rằng những phát triển này gắn liền với các yếu tố địa lý hơn là sự khéo léo của loài người, cuốn sách chính là một thành tựu to lớn.

Tuy nhiên, liệu địa lý và vật chất có thể giải thích tất cả mọi thứ hay không? Có phải "yếu tố tối hậu" đặt nền tảng chính là yếu tố địa lý? Còn các yếu tố như văn hóa, hệ tư tưởng, ý thức của loài người, sự nhận thức và tổ chức thì sao? Cuốn sách của Diamond không đi sâu giải quyết các yếu tố này. Trong phần kết, ông đưa ra một số nhận xét kết luận rằng văn hóa cũng quan trọng không kém như thế nào.

3. Chống phân biệt chủng tộc

Diamond đưa ra các lập luận rõ ràng chống lại các câu trả lời mang tính phân biệt chủng tộc trước đó. Ông đưa ra "những lời giải thích tối hậu" về yếu tố chính của các cuộc chinh phục: đó là "súng, bệnh truyền nhiễm, công cụ bằng thép và sản phẩm chế tạo". Ông tự hỏi rằng điều gì mang lại cho người Tây Âu những lợi thế này? Và "các nguyên nhân sâu xa" mà Diamond đưa ra là những yếu tố địa lý và môi trường.

Lục địa Á- Âu có sự đa dạng sinh học rất lớn, cho phép con người thuần hóa động thực vật để phát triển dễ dàng hơn và đáp ứng nhu cầu lớn hơn. Hơn nữa, do sự phân bố trải dài đông tây của lục địa Á- Âu với các điều kiện khí hậu tương tự ở những khu vực có cùng vĩ độ, nên nền nông nghiệp và những sự phát triển khác có thể dễ dàng lan rộng hơn. Nếu các dân tộc trên thế giới đều được chuyển đổi vào cuối kỷ Pleistocene, theo Diamond, thì các kết quả sẽ giống nhau. Những người ở Tây Âu có lợi thế về địa lý, chứ không phải là yếu tố chủng tộc.

Comments

Popular posts from this blog

Đại sứ Đức tại Singapore: Tại sao Đức mở ra chương mới trong mối quan hệ với ASEAN?