Nguyễn Lan Anh
"Trong thiên hạ có được một người tri kỷ, thì không còn ân hận gì nữa. Đâu phải chỉ có con người mới thế, mà cả vật cũng vậy. Như cúc lấy Đào Uyên Minh (1) làm tri kỷ, mai lấy Hòa Tĩnh (2) làm tri kỷ, trúc lấy Tử Do (3) làm tri kỷ, sen lấy Liêm Khê (4) làm tri kỷ, thuần lư lấy Quý Ưng (5) làm tri kỷ, chuối lấy Hoài Tố (6) làm tri kỷ, dưa lấy Thiệu Bình (7) làm tri kỷ, gà lấy Xử Tông (8) làm tri kỷ, ngỗng lấy Hữu Quân (9) làm tri kỷ, đào lấy những người trốn vua Tần (10) làm tri kỷ, hạnh lấy Đổng Phụng (11) làm tri kỷ, đá lấy Mễ Điên (12) làm tri kỷ, quả vải lấy Thái Chân (13) làm tri kỷ, trà lấy Lư Đồng (14), Lục Vũ (15) làm tri kỷ, cỏ thơm lấy Linh Quân (16) làm tri kỷ, trống lấy Nễ Hành (17) làm tri kỷ, tỳ bà lấy Minh Phi (18) làm tri kỷ,… Một khi đã gắn bó thì ngàn thu không đổi. Còn thông đối với Tần Thủy Hoàng (19), hạc đối với Vệ Ý Công (20) thì đúng là không có duyên vậy."
Chú thích:
(1) Đào Tiềm, hiệu Uyên Minh, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, trả áo từ quan về vui cảnh điền viên. Có làm bài “Quy khứ lai từ” rất nổi tiếng. Ông sống thanh cao, và rất yêu hoa cúc, làm nhiều bài thơ về hoa cúc. Trong hai mươi bài thơ “Ẩm tửu” có câu “Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam sơn”. 採 菊 東 籬 下,悠 然 見 南 山 (hái cúc bờ rào phía đông, xa xa thấy núi Nam)
(2) Tức Lâm Bô, nhà thơ đời Bắc Tống, được gọi là “Tây Hồ ẩn sĩ”. Ống một mình ở Tây Hồ, nuôi hạc trồng mai, và thường bảo lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con.
(3) Tức Vương Huy Chi, con trai nhà thư pháp Vương Hy Chi, tự Tử Do, người đời Đông Tấn. Theo Thế thuyết tân ngữ, Vương Huy Chi có lần đến ở trọ nhà người, bảo trồng trúc. Có người hỏi : “Ở tạm, vậy có phiền gì chăng?”. Vương chỉ cây trúc, bảo: “Hà khả nhất nhật vô thử quân? 何 可 一日 無 此 君! (Làm sao có thể một ngày thiếu người này được?)
(4) Tức Chu Đôn Di, nhà lý học đời Nam Tống, yêu hoa sen, có bài “Ái liên thuyết” nổi tiếng ở đời.
(5) Trương Hàn, tự Quý Ưng, đời Tấn làm quan ở Lạc Dương, nghe gió thu nổi lên, bỗng nhớ món canh rau rút cá rô (thuần lư) ở quê nhà, bèn từ quan về quê; về sau từ “thuần lư” được dùng để chỉ lòng nhớ quê.
(6) Tăng nhân đời Đường, đệ tử của Huyền Trang. Tục tính là Tiền, tự Tàng Chân. Tương truyền ông trồng hàng vạn gốc chuối, dùng lá chuối để viết thay cho giấy.
(7) Thiệu Bình, làm đến tước Đông Lăng hầu đời Tần. Nhà Tần mất, nhà lâm vào cảnh nghèo túng, phải trồng dưa ở phía đông thành Trường An để bán. Dưa lớn trái thơm ngon, người đời gọi là Đông Lăng qua (dưa của Đông Lăng hầu).
(8) Theo Văn nghệ loại tụ thì Tống Xử Tông là Thứ sử đời Tấn, có lần mua được một con gà trống có tiếng gáy rất dài, thương yêu rất mực. Con gà học được tiếng người thường cùng Tông nói chuyện suốt ngày, tỏ ra rất thông minh. Xử Tông nhờ đấy mà ăn nói giỏi giang thêm.
(9) Hữu Quân tức Vương Hy Chi, nhà thư pháp lỗi lạc của Trung Quốc, chữ của ông rất quý. Tính ông rất thích ngỗng, có lần viết hai chương trong cuốn “Đạo đức kinh” để đem chữ đổi lấy một bầy ngỗng.
(10) Theo Đào hoa viên ký của Đào Tiềm có người nhặt cánh hoa đào trên suối, bèn lần theo con suối đi ngược về nguồn thì gặp một ngôi làng trồng toàn đào sống thanh bình như cảnh thần tiên. Hỏi ra mới biết tổ tiên họ là những người trốn chính sách tàn bạo của Tần Thủy Hoàng mà lánh đến đây sống.
(11) Danh y thời Tam Quốc, tự Quân Dị. Mỗi khi chữa bệnh cho người, không lấy thù lao mà chỉ yêu cầu trồng hạnh được hơn mười vạn gốc hạnh. Khi hạnh ra trái, ông đem đổi gạo để giúp người nghèo.
(12) Mễ Phí đời Nam Tống, yêu đá đến độ si cuồng, có lần khăn áo chỉnh tề ra lạy viên đá gọi là “ông nhạc” nên bị đời gọi là Mễ Điên.
(13) Dương Quý Phi, rất thích ăn trái vải (lệ chi) của đất Bắc Việt Nam. Đến mùa vải. Đường Minh Hoàng phải cho ngựa trạm mang vải từ miền Bắc Việt Nam đến kinh đô Trường An cho Dương Quý Phi.
(14) Lô Đồng, nhà thơ đời Đường, hiệu Ngọc Xuyên Tử, rất mê trà, có bài thơ Trà Ca.
(15) Lục Vũ, tác gia đời Đường có cuốn Trà Kinh, được xem là cuốn sách kinh điển về trà.
(16) Khuất Nguyên, nhà thơ lớn đời Chiến Quốc, có tập Sở Từ nổi tiếng. Trong thơ, ông nói đến cỏ thơm để ví với lòng trung của người quân tử.
(17) Cuồng sĩ đời Hậu Hán, được tiến cử lên vua Hán Hiến đế. Tào Tháo, lúc đó là Thừa tướng, sai người triệu Nễ Hành tới. Hành rất hận Tào Tháo lấn át quyền vua nên lúc đối đáp, Nễ Hành chê bai tất cả các văn quan võ tướng của Tào Tháo. Tháo muốn làm nhục, cho Hành làm chức Cổ lại để sớm tối đánh trống hầu những buổi thiết triều hạ. Hành không từ chối. Hôm sau, Tào Tháo mở yến tiệc để thết tân khách, rồi sai Nễ Hành ra đánh trống. Tên đánh trống cũ bảo Hành phải mặc áo mới. Hành không thèm nghe, cứ mặc áo cũ mà vào, xắn tay đánh ba hồi trống, âm tiết tuyệt diệu, nghe văng vẳng như có tiếng đá, tiếng vàng ngân theo ai oán. Cử tọa ngồi nghe đều bùi ngùi sa lệ.
(18) Chiêu Quân, cung phi đời Hán Nguyên Đế (49-33 BC), một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. Bị triều đình nhà Hán đem cống cho vua Hung Nô để cầu hòa, Chiêu Quân mang theo cây tỳ bà về phương Bắc để dùng tiếng đàn thổ lộ hết nỗi niềm sầu hận. Sự tích “Chiêu Quân cống hồ” với hình ảnh người con gái dung nhan tuyệt đại mặc áo choàng đỏ, ôm cây tỳ bà cưỡi con ngụa trắng giữa vùng thảo dã mênh mông đã là đề tài cho thi nhân Trung Quốc rất nhiều thế hệ.
(19) Tức Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên tiêu diệt các nước chư hầu để thống nhất Trung Quốc. Thủy Hoàng có lần lên núi Thái sơn nghỉ dưới gốc thông, bèn phong cho cây thông chức Ngũ đại phu. Sau nhà Tần bị Hạng Vũ diệt.
(20) Vua nước Vệ thời Xuân Thu Chiến Quốc, rất mê hạc. Mỗi khi Vệ Ý Công đi chơi đâu trên các cỗ xe loan, chim hạc đậu bao quanh, gọi là Hạc tướng quân. Vì thế mà bị rợ Địch phương Bắc cướp nước."
"Trong thiên hạ có được một người tri kỷ, thì không còn ân hận gì nữa. Đâu phải chỉ có con người mới thế, mà cả vật cũng vậy. Như cúc lấy Đào Uyên Minh (1) làm tri kỷ, mai lấy Hòa Tĩnh (2) làm tri kỷ, trúc lấy Tử Do (3) làm tri kỷ, sen lấy Liêm Khê (4) làm tri kỷ, thuần lư lấy Quý Ưng (5) làm tri kỷ, chuối lấy Hoài Tố (6) làm tri kỷ, dưa lấy Thiệu Bình (7) làm tri kỷ, gà lấy Xử Tông (8) làm tri kỷ, ngỗng lấy Hữu Quân (9) làm tri kỷ, đào lấy những người trốn vua Tần (10) làm tri kỷ, hạnh lấy Đổng Phụng (11) làm tri kỷ, đá lấy Mễ Điên (12) làm tri kỷ, quả vải lấy Thái Chân (13) làm tri kỷ, trà lấy Lư Đồng (14), Lục Vũ (15) làm tri kỷ, cỏ thơm lấy Linh Quân (16) làm tri kỷ, trống lấy Nễ Hành (17) làm tri kỷ, tỳ bà lấy Minh Phi (18) làm tri kỷ,… Một khi đã gắn bó thì ngàn thu không đổi. Còn thông đối với Tần Thủy Hoàng (19), hạc đối với Vệ Ý Công (20) thì đúng là không có duyên vậy."
Chú thích:
(1) Đào Tiềm, hiệu Uyên Minh, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, trả áo từ quan về vui cảnh điền viên. Có làm bài “Quy khứ lai từ” rất nổi tiếng. Ông sống thanh cao, và rất yêu hoa cúc, làm nhiều bài thơ về hoa cúc. Trong hai mươi bài thơ “Ẩm tửu” có câu “Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam sơn”. 採 菊 東 籬 下,悠 然 見 南 山 (hái cúc bờ rào phía đông, xa xa thấy núi Nam)
(2) Tức Lâm Bô, nhà thơ đời Bắc Tống, được gọi là “Tây Hồ ẩn sĩ”. Ống một mình ở Tây Hồ, nuôi hạc trồng mai, và thường bảo lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con.
(3) Tức Vương Huy Chi, con trai nhà thư pháp Vương Hy Chi, tự Tử Do, người đời Đông Tấn. Theo Thế thuyết tân ngữ, Vương Huy Chi có lần đến ở trọ nhà người, bảo trồng trúc. Có người hỏi : “Ở tạm, vậy có phiền gì chăng?”. Vương chỉ cây trúc, bảo: “Hà khả nhất nhật vô thử quân? 何 可 一日 無 此 君! (Làm sao có thể một ngày thiếu người này được?)
(4) Tức Chu Đôn Di, nhà lý học đời Nam Tống, yêu hoa sen, có bài “Ái liên thuyết” nổi tiếng ở đời.
(5) Trương Hàn, tự Quý Ưng, đời Tấn làm quan ở Lạc Dương, nghe gió thu nổi lên, bỗng nhớ món canh rau rút cá rô (thuần lư) ở quê nhà, bèn từ quan về quê; về sau từ “thuần lư” được dùng để chỉ lòng nhớ quê.
(6) Tăng nhân đời Đường, đệ tử của Huyền Trang. Tục tính là Tiền, tự Tàng Chân. Tương truyền ông trồng hàng vạn gốc chuối, dùng lá chuối để viết thay cho giấy.
(7) Thiệu Bình, làm đến tước Đông Lăng hầu đời Tần. Nhà Tần mất, nhà lâm vào cảnh nghèo túng, phải trồng dưa ở phía đông thành Trường An để bán. Dưa lớn trái thơm ngon, người đời gọi là Đông Lăng qua (dưa của Đông Lăng hầu).
(8) Theo Văn nghệ loại tụ thì Tống Xử Tông là Thứ sử đời Tấn, có lần mua được một con gà trống có tiếng gáy rất dài, thương yêu rất mực. Con gà học được tiếng người thường cùng Tông nói chuyện suốt ngày, tỏ ra rất thông minh. Xử Tông nhờ đấy mà ăn nói giỏi giang thêm.
(9) Hữu Quân tức Vương Hy Chi, nhà thư pháp lỗi lạc của Trung Quốc, chữ của ông rất quý. Tính ông rất thích ngỗng, có lần viết hai chương trong cuốn “Đạo đức kinh” để đem chữ đổi lấy một bầy ngỗng.
(10) Theo Đào hoa viên ký của Đào Tiềm có người nhặt cánh hoa đào trên suối, bèn lần theo con suối đi ngược về nguồn thì gặp một ngôi làng trồng toàn đào sống thanh bình như cảnh thần tiên. Hỏi ra mới biết tổ tiên họ là những người trốn chính sách tàn bạo của Tần Thủy Hoàng mà lánh đến đây sống.
(11) Danh y thời Tam Quốc, tự Quân Dị. Mỗi khi chữa bệnh cho người, không lấy thù lao mà chỉ yêu cầu trồng hạnh được hơn mười vạn gốc hạnh. Khi hạnh ra trái, ông đem đổi gạo để giúp người nghèo.
(12) Mễ Phí đời Nam Tống, yêu đá đến độ si cuồng, có lần khăn áo chỉnh tề ra lạy viên đá gọi là “ông nhạc” nên bị đời gọi là Mễ Điên.
(13) Dương Quý Phi, rất thích ăn trái vải (lệ chi) của đất Bắc Việt Nam. Đến mùa vải. Đường Minh Hoàng phải cho ngựa trạm mang vải từ miền Bắc Việt Nam đến kinh đô Trường An cho Dương Quý Phi.
(14) Lô Đồng, nhà thơ đời Đường, hiệu Ngọc Xuyên Tử, rất mê trà, có bài thơ Trà Ca.
(15) Lục Vũ, tác gia đời Đường có cuốn Trà Kinh, được xem là cuốn sách kinh điển về trà.
(16) Khuất Nguyên, nhà thơ lớn đời Chiến Quốc, có tập Sở Từ nổi tiếng. Trong thơ, ông nói đến cỏ thơm để ví với lòng trung của người quân tử.
(17) Cuồng sĩ đời Hậu Hán, được tiến cử lên vua Hán Hiến đế. Tào Tháo, lúc đó là Thừa tướng, sai người triệu Nễ Hành tới. Hành rất hận Tào Tháo lấn át quyền vua nên lúc đối đáp, Nễ Hành chê bai tất cả các văn quan võ tướng của Tào Tháo. Tháo muốn làm nhục, cho Hành làm chức Cổ lại để sớm tối đánh trống hầu những buổi thiết triều hạ. Hành không từ chối. Hôm sau, Tào Tháo mở yến tiệc để thết tân khách, rồi sai Nễ Hành ra đánh trống. Tên đánh trống cũ bảo Hành phải mặc áo mới. Hành không thèm nghe, cứ mặc áo cũ mà vào, xắn tay đánh ba hồi trống, âm tiết tuyệt diệu, nghe văng vẳng như có tiếng đá, tiếng vàng ngân theo ai oán. Cử tọa ngồi nghe đều bùi ngùi sa lệ.
(18) Chiêu Quân, cung phi đời Hán Nguyên Đế (49-33 BC), một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. Bị triều đình nhà Hán đem cống cho vua Hung Nô để cầu hòa, Chiêu Quân mang theo cây tỳ bà về phương Bắc để dùng tiếng đàn thổ lộ hết nỗi niềm sầu hận. Sự tích “Chiêu Quân cống hồ” với hình ảnh người con gái dung nhan tuyệt đại mặc áo choàng đỏ, ôm cây tỳ bà cưỡi con ngụa trắng giữa vùng thảo dã mênh mông đã là đề tài cho thi nhân Trung Quốc rất nhiều thế hệ.
(19) Tức Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên tiêu diệt các nước chư hầu để thống nhất Trung Quốc. Thủy Hoàng có lần lên núi Thái sơn nghỉ dưới gốc thông, bèn phong cho cây thông chức Ngũ đại phu. Sau nhà Tần bị Hạng Vũ diệt.
(20) Vua nước Vệ thời Xuân Thu Chiến Quốc, rất mê hạc. Mỗi khi Vệ Ý Công đi chơi đâu trên các cỗ xe loan, chim hạc đậu bao quanh, gọi là Hạc tướng quân. Vì thế mà bị rợ Địch phương Bắc cướp nước."
Comments
Post a Comment