Bầu cử Mỹ - đại cử tri hay phiếu phổ thông?
==================================
Dù cuộc chiến với cúm tàu vẫn còn căng thẳng, nhưng chỉ còn hơn 6 tháng thôi là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ. 2 phe DC và CH đã chuẩn bị cho các kế hoạch ủng hộ gà nhà của mình. Như thường lệ, Trump luôn là đề tài đánh phá của truyền thông cánh tả trong suốt 3 năm qua.
Do Mỹ là một liên bang gồm 50 tiểu bang với địa lý và dân số khác nhau, nên các vị cha già Mỹ đã lập ra phương thức bầu chọn bằng đại cử tri thay vì là phổ thông đầu phiếu để cân bằng lại sức ảnh hưởng của các tiểu bang đông dân.
Năm 2016 ông Trump đã thắng cử thuyết phục với 304/227 đại cử tri, trong khi chỉ cần 270 là đủ, dù tính theo phiếu phổ thông bà Hillary hơn ông 3 triệu phiếu. Việc này làm 1 số người ủng hộ bà Hillary cay đắng.
Mới đây trên trang BBC tiếng Việt, trang nổi tiếng chống Trump, ông kiến trúc sư Thắng Đỗ cũng chua chát bảo rằng chính cách chọn theo đại cử tri đã giúp ông Trump, nếu không bà Hillary đã thắng với 3 triệu phiếu hơn. Từ đó ông cho rằng ông Trump không xứng đáng, ông không phải là số đông người Mỹ bầu chọn.
Còn nhớ tháng 11/2016 riêng tiểu bang California thôi, bà Clinton được 8.7 triệu phiếu, còn Trump chỉ có 4.4 triệu, cách biệt 4.3 triệu phiếu. Đây chính là nguyên nhân bà Hillary có nhiều phiếu phổ thông hơn ông Trump.
Ông Thắng quên rằng nước Mỹ là liên bang của 50 tiểu bang, chứ không chỉ Cali của ông. Thay vì than phiền luật lệ bầu cử có từ hàng trăm năm nay ông nên tìm hiểu vì sao như vậy.
Nếu chọn theo lối phổ thông đầu phiếu thì các ứng cử viên chỉ cần vận động khoảng 30 tiểu bang đông dân là đủ. Số 20 còn lại không cần thiết nữa. Rất nhiều tiểu bang chưa đến 1 triệu dân, riêng cụm đảo US Virgin Islands thuộc Mỹ chỉ 100 ngàn. Quyền lợi và tiếng nói của họ sẽ bị quên lãng, liệu họ có chịu ngồi yên trong 1 liên bang mà họ chỉ là bù nhìn?
Cũng chính vì muốn tạo thế cân bằng mà mỗi tiểu bang đều có 2 thượng nghị sĩ, không phân biệt dân số. Nhờ vậy Mỹ có 100 thượng nghị sĩ chia đều cho 50 tiểu bang như hiện nay. Đó là 1 phần sức mạnh của liên bang Mỹ.
***
Luật bầu cử rõ ràng như vậy, ai thích ứng viên nào thì bầu cho vị đó. Ông Thắng cần tôn trọng kết quả, nên làm một good loser chứ không phải là kẻ thua cuộc xấu xí (sore loser), cay cú lèm bèm.
Ông Thắng còn than phiền ông Trump làm chia rẻ nước Mỹ. Chính những người như ông và đảng DC mới kỳ cục. Ông Trump là người thắng cử, nói cách khác, ông được nước Mỹ chọn, nhưng phe DC đã không tôn trọng lựa chọn đó. Họ chống đối đủ cách và bắt đầu lên kế hoạch lật đổ ông từ khi ông chưa nhậm chức. Lúc mới ra tranh cử thôi ông đã bị truyền thông phe tả đánh tơi bời. Họ mô tả ông là xấu xí ghê tởm, ngu ngốc, dâm ô, kỳ thị cả người khuyết tật theo cách rất không công bằng. Dù vậy Trump vẫn thắng.
Vì thù ghét mà ông Thắng không còn đủ lý trí. Trong mục 3 của bài viết ông không công nhận Trump vô tội trong vụ scandal thông đồng với Nga, ông bảo công tố viên Mueller không hề bảo Trump vô tội. Quả là ông đã không còn lý lẽ.
Vụ đó, Mueller đã thành lập 1 ủy ban đặc biệt gồm những luật sư và điều tra viên tinh túy nhất nước Mỹ. Sau gần 2 năm miệt mài, phỏng vấn, gửi trát đòi hàng trăm nhân chứng mà vẫn không tìm thấy 1 bằng chứng để kết tội.
Ông Thắng quên 1 điều cốt lõi: Nhiệm vụ của 1 công tố viên là kết tội thông qua bằng chứng, chứ không cần chứng minh ai đó vô tội, không ai mượn cả. Nếu không đủ bằng chứng thì đương nhiên là vô tội bởi presumption of innocence (nguyên tắc suy đoán vô tội). Không cần phải là luật sư mới biết kiến thức căn bản này, nhưng vì ghét Trump quá mà ông Thắng phớt lờ.
Sự thật là Trump không can dự, nếu có thì đã có bằng chứng, và khó lòng mà thoát lưới pháp luật, không dễ gì yên thân với phe DC lúc nào cũng muốn treo cổ ông. Ông Thắng không nuốt trôi kết quả này. Rõ ràng chính ông cũng chỉ muốn duy nhất 1 điều: hạ bệ Trump bằng bất cứ giá nào, kể cả phủ định sự thật.
Từ hàng chục năm nay DC và CH thay phiên lãnh đạo nước Mỹ. Gần nhất, năm 2008 Obama đánh bại John McCain thuyết phục, trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử. Năm 2012 ông lại hạ Mitt Romney để tiếp tục nhiệm kỳ 2. Và đâu có ai chống đối hay cay cú với kết quả bầu cử đó. Tại sao khi Trump, đại diện của đảng CH thắng cử thì bắt đầu 1 cuộc lật đổ âm thầm? Phải chăng đảng DC muốn độc quyền lãnh đạo nước Mỹ?
Mai này, sẽ có lúc nào đó đảng DC lên nắm quyền, nếu gặp sự chống đối điên cuồng từ phía CH như họ đang làm với Trump, khi ấy họ nghĩ gì?
***
3 năm qua, nhìn chung ông Trump đã làm tốt vai trò của 1 tổng thống, dù không phải lúc nào ông cũng đúng. Ông có tài và cũng có vài tật, nhưng không ai có thể phủ nhận những thành quả rõ như ban ngày về kinh tế, quân sự, chống khủng bố, đặc biệt tuyên chiến với tàu cộng - nguyên nhân của mọi sự bất ổn, nguồn cơn của trận dịch lịch sử hiện thời, bởi bản chất gian manh trí trá của họ.
Cá nhân mình nghĩ ông Trump sẽ tiếp tục thắng cử lần này. Những người từng bỏ phiếu cho ông năm 2016 sẽ tiếp tục ủng hộ, bởi ông giữ lời hứa với họ. Chừng ấy cũng đủ ông chiến thắng, lại còn thêm số đông trước đây từng ghét bỏ đã trở nên thương mến ông sau hơn 3 năm cầm quyền. Điều này có thể thấy rõ trên chiến trường facebook. Rất nhiều quý bà quý cô đã nói rằng trước kia không thích ông, từng dành phiếu cho Hillary, nhưng giờ yêu Trump vô cùng, họ bảo chẳng qua ngày xưa còn bé dại . Mình không yêu Trump, chỉ yêu Melania. 
Tóm lại, luật bầu cử Mỹ dựa vào phiếu đại cử tri chứ không phải phổ thông đầu phiếu. Đó là đúc kết trí tuệ của các cha già Mỹ từ hàng trăm năm. Các bạn không nên ca cẩm nữa. Hãy dùng lá phiếu của mình, và chấp nhận kết quả như là cách tôn trọng người khác biệt chính kiến. Đó mới là thái độ dân chủ của một công dân Mỹ, hay công dân toàn cầu. Nếu không, nước Mỹ mãi lo cãi nhau mà quên đi kẻ thù nguy hiểm nhất là tàu cộng đang hằng ngày lợi dụng nước Mỹ, để khi đủ lớn mạnh sẽ quay lại cắn vào chính nước Mỹ và thế giới.
Jag Fisher Đại cử tri, electoral votes (EV)mỗi Tiểu bang được tính theo công thức EV=S+C
S: senators(mỗi tiểu bang đều có 2).
C:congressmen/women và 3 electors của DC(# có thể khác nhau ở mỗi tiểu bang), # này được hình thành dựa vào dân số của tiểu bang đó. Dân 
số được thống kê 10 năm một lần. hiện tại EV của lien bang là 538=100(S)+438(C) vì vậy ứng viên Tổng thống chỉ cần được 270EV là thắng.
#C sẽ không cố định mà có thể thay đổi mỗi 10 năm tuỳ thuộc vào kỳ kiểm tra dân số đó. EV awarded trên cơ sở popular votes. vì hiểu được điều này tôi thấy Mỹ dựa vào EV mà không dựa vào popular votes là tuyệt vời, trên cả công bằng 🙂

hình phía dưới cho biết EV của từng Tiểu bang.

Comments

Popular posts from this blog

Đại sứ Đức tại Singapore: Tại sao Đức mở ra chương mới trong mối quan hệ với ASEAN?