Nỗi buồn bã và sự khó tin về một thế giới khi không tìm thấy sự lãnh đạo từ Hoa kỳ
Đại dịch coronavirus đang làm lung lay cái nền tảng được mệnh danh về chủ nghĩa ưu việt của Hoa Kỳ. Đây có lẽ là cuộc khủng hoảng toàn cầu đầu tiên trong hơn một thế kỷ mà không ai muốn tìm đến Washington để tìm kiếm vai trò lãnh đạo.
Ý kiến/phân tích của Katrin Bennhold - The New York Times
Ngày 23 tháng 4 năm 2020
Cập nhật 12:16 chiều ET
Ngày 23 tháng 4 năm 2020
Cập nhật 12:16 chiều ET
BERLIN- Khi hình ảnh của Hoa Kỳ tràn ngập trên thế giới về các bệnh viện quá tải và những dòng người thất nghiệp đang xếp hàng dài, mọi người ở phía Âu châu Đại Tây Dương đang nhìn vào quốc gia giàu có và quyền lực nhất thế giới với cái nhìn không thể tin nổi.
Khi mọi người nhìn thấy những bức ảnh này từ thành phố New York, theo Henrik Enderlein, hiệu trưởng của trường Hertie có trụ sở tại Berlin, một trường đại học tập trung vào chính sách cộng đồng, "Làm sao điều này có thể xảy ra?” “Chúng tôi đều sững sờ. Nhìn vào dòng người thất nghiệp. Hai mươi hai triệu “
“ Tôi thấy buồn một cách tuyệt vọng “, Timothy Garton Ash, giáo sư lịch sử Âu châu tại Đại học Oxford và là một người nhiệt tình ủng hộ khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.
Đại dịch đã càn quét toàn thế giới nhiều điều hơn là chỉ lấy đi sinh mạng và sinh kế từ New Delhi đến New York. Nó đang làm lung lay những nền tảng cơ bản về chủ nghĩa ưu việt của Hoa kỳ - vai trò đặc biệt mà Hoa Kỳ đã đóng trong nhiều thập kỷ sau Thế chiến II khi các giá trị và sức mạnh của nó khiến nó trở thành một nhà lãnh đạo và là tấm gương cho toàn thế giới.
Ngày nay, Hoa Kỳ đang dẫn đầu theo một cách khác: Hơn 840.000 người Mỹ đã được chẩn đoán mắc Covid-19 và ít nhất 46.784 người đã chết vì nó, nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Khi thiên tai xảy ra, Tổng thống Trump và các thống đốc tiểu bang không chỉ tranh cãi về những việc cần làm mà còn về việc ai có thẩm quyền làm việc đó. Ông Trump đã phản đối kịch liệt các biện pháp an toàn được đưa ra bởi các cố vấn khoa học, hàng ngày ông ta đưa thông tin sai lệch về virus và cách đối phó với đại dịch của chính quyền, và trong tuần này đã dùng cớ virus này để cắt bỏ việc cấp thẻ xanh cho những người sắp sang định cư tại Hoa Kỳ .
Ông Dominique Moïsi, một nhà khoa học chính trị và cố vấn cấp cao tại Viện nghiên cứu Montaigne có trụ sở tại Paris, nói rằng, “ Mỹ đã không những làm tệ, mà là rất tệ.”
Ông Moïsi cũng lưu ý thêm. “Đại dịch đã phơi bày những điểm mạnh và điểm yếu của mọi xã hội, Nó đã chứng minh sức mạnh và sự ngăn chặn thông tin từ một nhà nước Trung Quốc độc tài khi nước này áp đặt chuyện khóa cửa ở thành phố Vũ Hán. Nó cũng cho thấy giá trị của nước Đức về lòng tin của dân chúng và tinh thần tập thể, ngay cả khi nó đã miễn cưỡng và mạnh mẽ để bước lên lãnh đạo Âu châu.
Trong khi đó tại Hoa Kỳ, trong mắt nhiều người châu Âu, hai điểm lớn đã được bộc lộ và 2 điểm này tương trợ nhau để làm nó trở nên phức tạp: sự lãnh đạo kỳ dị thất thường của ông Trump, người đã đánh giá thấp chuyên môn và thường từ chối làm theo lời khuyên của các cố vấn khoa học của ông, và sự vắng mặt của một hệ thống tốt để chăm sóc sức khỏe cộng đồng và mạng lưới an toàn xã hội.
Nước Mỹ đã chuẩn bị cho một cuộc chiến sai , ông Moïsi nói. “ Nước Mỹ đã chuẩn bị cho một ngày 11/9 khác, nhưng thay vào đó, một đại dịch virus đã xuất hiện.Có phải nước Mỹ đã trở thành một thế lực không có thật lực khi đặt ưu tiên không đúng chỗ? “
Kể từ khi ông Trump đắc cử và biến chính sách “nước Mỹ là ưu tiên” ( America first) thành câu thần chú của chính quyền của mình, dân Âu châu đã phải làm quen với việc tổng thống Mỹ sẵn sàng liều lĩnh bỏ các quan hệ với các liên minh đã sát cánh nhau qua bao thế kỷ và xé toạc các thỏa thuận quốc tế. Ngay từ đầu, ông đã gọi Liên minh Bắc Đại tây dương ( NATO) là lỗi thời và rút lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran.
Nhưng đây có lẽ là cuộc khủng hoảng toàn thế giới lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ mà không ai muốn tìm đến Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo.
Tại Berlin, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Heiko Mass gần đây đã nói với tạp chí Der Spiegel. “Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp rất độc đoán, trong khi ở Hoa Kỳ, virus đã bị đánh giá thấp về sự nguy hiểm của nó trong một thời gian dài. Đây là hai thái cực, cả hai đều không thể là mô hình cho Âu châu “.
Nước Mỹ đã luôn kể một câu chuyện về hy vọng, và không chỉ với người Mỹ. Người Tây Đức như ông Maas, người lớn lên trong thời Chiến tranh Lạnh (Cold War) , đã thuộc lòng câu chuyện này, và giống như nhiều người khác trên thế giới đã tin vào điều đó.
Nhưng gần ba thập kỷ sau, câu chuyện về nước Mỹ này không còn đúng sự thật
Hoa Kỳ là quốc gia đã giúp đánh bại chủ nghĩa phát xít ở Âu châu vào tháng 6, 75 năm trước và bảo vệ nền dân chủ trên lục địa châu Âu trong những thập kỷ sau đó, đang làm một công việc quá tệ để bảo vệ công dân của mình, tệ hơn nhiều so với chế độ chuyên chế và dân chủ.
Có một điều đặc biệt trớ trêu: Đức và Đại Hàn, cả hai quốc gia được Hoa Kỳ giải thoát sau chiến tranh và chịu ảnh hưởng dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, đã trở thành những thí dụ mạnh mẽ về cách đối phó tốt nhất trong đại dịch coronavirus.
Hiện tại các nhà phê bình thấy rằng Mỹ thất bại không những là lãnh đạo để đối phó với đại dịch cho thế giới, mà còn làm thất vọng chính người dân của họ.
Theo ông Cameron Hausmann, giám đốc phòng thí nghiệm tại Trung tâm phát triển quốc tế Harvard “ Không những không có vai trò lãnh đạo toàn thế giới, không có lãnh đạo quốc gia và không có cả lãnh đạo liên bang tại Hoa Kỳ. Với cảm nhận đó, đây là sự thất bại của lãnh đạo Hoa Kỳ tại nước Hoa Kỳ.
Tất nhiên, một số quốc gia ở Âu châu cũng bị virus tràn ngập, với tỷ lệ số người chết từ Covid-19 cao hơn nhiều so với tỷ lệ ở Hoa kỳ như ở Ý, Tây Ban Nha và Pháp. Nhưng bệnh dịch ở các nơi này bị lây sớm hơn và có ít thời gian hơn để chuẩn bị và đối phó.
Sự tương phản giữa Hoa Kỳ và Đức trong việc đối phó với virus là đặc biệt đáng chú ý.
Trong khi Thủ tướng Angela Merkel bị chỉ trích khi bà không phải là lãnh đạo mạnh tay ở Âu châu, thì Đức lại được khen ngợi vì cách đối phó gần như hoàn hảo về đại dịch, ít nhất là theo tiêu chuẩn của phương Tây. Đó là nhờ một hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng quá tốt, và cũng đã thực hiện được một chiến thuật xét nghiệm cho toàn dân với sự lãnh đạo đáng tin cậy và hiệu quả.
Bà Merkel đã làm những gì ông Trump không làm được. Bà ta đã minh bạch và trung thực về những nguy hiểm của bệnh dịch với dân chúng và sự đối phó nhanh chóng của mình. Bà ta đã tập hợp được tất cả 16 thống đốc nhà nước đứng sau lưng mình. Là một nhà vật lý học, bà ta đã làm theo lời khuyên của các khoa học gia và học hỏi từ các phương pháp đối phó tốt nhất ở nơi khác.
Cách đây không lâu, bà Merkel được coi là một người đã mất khả năng lãnh đạo,và đã tuyên bố rằng đây sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà. Bây giờ điểm xếp hạng của dân chúng cho bà là 80%
Ông Garton Ash cho biết, “ bà ta có suy nghĩ của một nhà khoa học và cái tâm của một cô gái con ông mục sư.”
Ông Trump, vội vàng muốn mở lại nền kinh tế trong năm bầu cử, đã thành lập một hội đồng toàn các doanh gia để vạch ra kế hoạch cho việc mở cửa nước Mỹ. Bà Merkel cũng như mọi người cũng muốn tìm lối thoát, nhưng tuần này bà cảnh báo người Đức hãy thận trọng. Bà ta đang lắng nghe lời khuyên của một hội đồng đa ngành gồm 26 học giả từ học viện khoa học quốc gia Đức. Hội đồng này bao gồm không chỉ các chuyên gia y tế và các nhà kinh tế mà còn cả các nhà tâm lý học, chuyên gia giáo dục, nhà xã hội học, nhà triết học và chuyên gia về hiến pháp.
ông Gerald Haug, là một nhà khí hậu học, từng làm nghiên cứu tại Đại học Columbia ở New York. chủ tịch của hội đồng quản trị Đức cho biết “ Bạn cần một chiến thuật có tính tổng quát cho cuộc khủng hoảng này và các chính trị gia của chúng tôi nhận biết được điều này. Hoa Kỳ có nhiều khoa học gia giỏi và thông minh nhất thế giới, nhưng khác biệt là, họ không được lắng nghe. Và đây là một tai hoạ “
Một số người cho rằng lịch sử cuối cùng về cách các quốc gia phải trả giá cho đại dịch vẫn còn lâu mới được viết ra. Đại dịch là một loại thử nghiệm sức căng thẳng rất đặc biệt cho các hệ thống chính trị, ông Garton Ash, giáo sư lịch sử cho biết. Cán cân về sức mạnh quân sự đã không thay đổi chút nào. Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và nó hoàn toàn không rõ khu vực nào trên thế giới sẽ được chuẩn bị tốt nhất để bắt đầu sự tăng trưởng sau một cuộc suy thoái quá nặng. Tất cả các nền kinh tế của chúng ta sẽ phải đối mặt với một thử thách khủng khiếp, ông nói. Không ai biết là cuối cùng ai sẽ trở nên mạnh hơn.
Benjamin Haddad, một nhà nghiên cứu người Pháp tại Hội đồng Đại Tây Dương, đã viết rằng “trong khi đại dịch đang xem xét sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, thì đây là điều quá sớm để cho rằng nó sẽ gây thiệt hại lâu dài.
Có thể Hoa Kỳ sẽ sử dụng các nguồn lực bất ngờ, đồng thời sẽ có giải pháp đoàn kết quốc gia trong chính sách đối ngoại của mình về cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, điều mà đến nay chưa hề có”
Có thể Hoa Kỳ sẽ sử dụng các nguồn lực bất ngờ, đồng thời sẽ có giải pháp đoàn kết quốc gia trong chính sách đối ngoại của mình về cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, điều mà đến nay chưa hề có”
Có thể có một con bài bất ngờ trong khoảng thời gian ngắn, ông Moïsi chỉ ra. Hoa Kỳ có một cuộc bầu cử vào tháng 11. Điều này cộng với hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nhất kể từ những năm 1930, cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình lịch sử.
Cuộc đại khủng hoảng 1930 đã dẫn đến một thoả thuận goi là America’s New Deal ( lời người dịch: khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế xảy ra năm 1930, Ông Roosevelt lúc đó đang là ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ, đã đưa chương trình “ America’s new deal” ra trước toàn dân và hứa sẽ có các chương trình trợ cấp để giúp dân nghèo và thất nghiệp, hồi phục kinh tế và cải tổ hệ thống tài chính để ngăn ngừa một cuộc đại khủng hoảng trong tương lai) . Ông Moïsi nói “ Có thể coronavirus sẽ đưa Hoa Kỳ tới đường lối cải tổ an toàn công cộng mạnh mẽ hơn và phát triển sự đồng tâm có tính quốc gia để bảo hiểm sức khỏe cho toàn dân. Ở Âu châu hệ thống dân chủ xã hội không chỉ là phục vụ con người nhiều hơn, mà còn giúp chúng tôi chuẩn bị tốt hơn và phù hợp hơn để đối phó với một cuộc đại dịch như thế này so với hệ thống tư bản tàn bạo của Hoa Kỳ. Một số người sợ rằng cuộc khủng hoảng hiện nay có thể làm gia tăng tốc độ cho lịch sử để đẩy nhanh sự suy giảm ảnh hưởng của cả Hoa Kỳ và Châu Âu. Có khi vào năm 2021, chúng ta bước ra khỏi cuộc khủng hoảng này và đến năm 2030. Sẽ có nhiều châu Á trên thế giới và ít Tây hơn.”
Ông Garton Ash nói “Hoa Kỳ nên xem xét lại về các lời cảnh cáo có tính cấp bách về các triều đại đã từng nổi lên và bị sụp đổ. Đối với một nhà sử học, nó không có gì mới, đó là những gì xảy ra rồi, đây là một câu chuyện quá quen thuộc trong lịch sử thế giới rằng sau một thời gian nào đó thì sức mạnh sẽ bị suy tàn.
Bạn có thể gom các vấn đề lại và bởi vì bạn là một tay chơi có hạng và mạnh mẽ nên bạn có thể mang những điều không bình thường này trong một thời gian dài. Cho đến khi có chuyện không may xảy ra và đến lúc không thể cưu mang được nữa”
Bạn có thể gom các vấn đề lại và bởi vì bạn là một tay chơi có hạng và mạnh mẽ nên bạn có thể mang những điều không bình thường này trong một thời gian dài. Cho đến khi có chuyện không may xảy ra và đến lúc không thể cưu mang được nữa”
Christopher F. Schuetze đã đóng góp báo cáo từ Berlin và Constant Méheut từ Paris.
———————————//////////
‘Sadness’ and Disbelief From a World Missing American Leadership
The coronavirus pandemic is shaking bedrock assumptions about U.S. exceptionalism. This is perhaps the first global crisis in more than a century where no one is even looking for Washington to lead.
‘Sadness’ and Disbelief From a World Missing American Leadership
The coronavirus pandemic is shaking bedrock assumptions about U.S. exceptionalism. This is perhaps the first global crisis in more than a century where no one is even looking for Washington to lead.
By Katrin Bennhold - The New York Times
April 23, 2020
Updated 12:16 p.m. ET
April 23, 2020
Updated 12:16 p.m. ET
BERLIN — As images of America’s overwhelmed hospital wards and snaking jobless lines have flickered across the world, people on the European side of the Atlantic are looking at the richest and most powerful nation in the world with disbelief.
“When people see these pictures of New York City they say, ‘How can this happen? How is this possible?’” said Henrik Enderlein, president of the Berlin-based Hertie School, a university focused on public policy. “We are all stunned. Look at the jobless lines. Twenty-two million,” he added.
“I feel a desperate sadness,” said Timothy Garton Ash, a professor of European history at Oxford University and a lifelong and ardent Atlanticist.
The pandemic sweeping the globe has done more than take lives and livelihoods from New Delhi to New York. It is shaking fundamental assumptions about American exceptionalism — the special role the United States played for decades after World War II as the reach of its values and power made it a global leader and example to the world.
Today it is leading in a different way: More than 840,000 Americans have been diagnosed with Covid-19 and at least 46,784 have died from it, more than anywhere else in the world.
As the calamity unfolds, President Trump and state governors are not only arguing over what to do, but also over who has the authority to do it. Mr. Trump has fomented protests against the safety measures urged by scientific advisers, misrepresented facts about the virus and the government response nearly daily, and this week used the virus to cut off the issuing of green cards to people seeking to emigrate to the United States.
“America has not done badly, it has done exceptionally badly,” said Dominique Moïsi, a political scientist and senior adviser at the Paris-based Institut Montaigne.
The pandemic has exposed the strengths and weaknesses of just about every society, Mr. Moïsi noted. It has demonstrated the strength of, and suppression of information by, an authoritarian Chinese state as it imposed a lockdown in the city of Wuhan. It has shown the value of Germany’s deep well of public trust and collective spirit, even as it has underscored the country’s reluctance to step up forcefully and lead Europe.
And in the United States, it has exposed two great weaknesses that, in the eyes of many Europeans, have compounded one another: the erratic leadership of Mr. Trump, who has devalued expertise and often refused to follow the advice of his scientific advisers, and the absence of a robust public health care system and social safety net.
“America prepared for the wrong kind of war,” Mr. Moïsi said. “It prepared for a new 9/11, but instead a virus came.”
It raises the question: Has America become the wrong kind of power with the wrong kind of priorities?” he asked.
Ever since Mr. Trump moved into the White House and turned America First into his administration’s guiding mantra, Europeans have had to get used to the president’s casual willingness to risk decades-old alliances and rip up international agreements. Early on, he called NATO “obsolete” and withdrew U.S. support from the Paris climate agreement and the Iran nuclear deal.
But this is perhaps the first global crisis in more than a century where no one is even looking to the United States for leadership.
In Berlin, Germany’s foreign minister, Heiko Maas, has said as much.
China took “very authoritarian measures, while in the U.S., the virus was played down for a long time,” Mr. Maas recently told Der Spiegel magazine.
“These are two extremes, neither of which can be a model for Europe,” Mr. Maas said.
America once told a story of hope, and not just to Americans. West Germans like Mr. Maas, who grew up on the front line of the Cold War, knew that story by heart, and like many others in the world, believed it.
But nearly three decades later, America’s story is in trouble.
The country that helped defeat fascism in Europe 75 years ago next month, and defended democracy on the continent in the decades that followed, is doing a worse job of protecting its own citizens than many autocracies and democracies.
There is a special irony: Germany and South Korea, both products of enlightened postwar American leadership, have become potent examples of best practices in the coronavirus crisis.
But critics now see America failing not only to lead the world’s response, but letting down its own people as well.
“There is not only no global leadership, there is no national and no federal leadership in the United States,” said Ricardo Hausmann, director of the Growth Lab at Harvard’s Center for International Development. “In some sense this is the failure of leadership of the U.S. in the U.S.”
Of course, some countries in Europe have also been overwhelmed by the virus, with the number of dead from Covid-19 much higher as a percentage of the population in Italy, Spain and France than in the United States. But they were struck sooner and had less time to prepare and react.
The contrast between how the United States and Germany responded to the virus is particularly striking.
While Chancellor Angela Merkel has been criticized for not taking a forceful enough leadership role in Europe, Germany is being praised for a near-textbook response to the pandemic, at least by Western standards. That is thanks to a robust public health care system, but also a strategy of mass testing and trusted and effective political leadership.
Ms. Merkel has done what Mr. Trump has not. She has been clear and honest about the risks with voters and swift in her response. She has rallied all 16 state governors behind her. A trained physicist, she has followed scientific advice and learned from best practice elsewhere.
Not long ago, Ms. Merkel was considered a spent force, having announced that this would be her last term. Now her approval ratings are at 80 percent.
“She has the mind of a scientist and the heart of a pastor’s daughter,” Mr. Garton Ash said.
Mr. Trump, in a hurry to restart the economy in an election year, has appointed a panel of business executives to chart a course out of the lockdown.
Ms. Merkel, like everyone, would like to find a way out, too, but this week she warned Germans to remain cautious. She is listening to the advice of a multidisciplinary panel of 26 academics from Germany’s national academy of science. The panel includes not just medical experts and economists but also behavioral psychologists, education experts, sociologists, philosophers and constitutional experts.
“You need a holistic approach to this crisis,” said Gerald Haug, the academy’s president, who chairs the German panel. “Our politicians get that.”
A climatologist, Mr. Haug used to do research at Columbia University in New York.
The United States has some of the world’s best and brightest minds in science, he said. “The difference is, they’re not being listened to.”
“It’s a tragedy,” he added.
Some cautioned that the final history of how countries fare after the pandemic is still a long way from being written.
A pandemic is a very specific kind of stress test for political systems, said Mr. Garton Ash, the history professor. The military balance of power has not shifted at all. The United States remains the world’s largest economy. And it was entirely unclear what global region would be best equipped to kick-start growth after a deep recession.
“All of our economies are going to face a terrible test,” he said. “No one knows who will come out stronger at the end.”
Benjamin Haddad, a French researcher at the Atlantic Council, wrote that while the pandemic was testing U.S. leadership, it is “too soon to tell” if it would do long-term damage.
“It is possible that the United States will resort to unexpected resources, and at the same time find a form of national unity in its foreign policy regarding the strategic rivalry with China, which it has been lacking until now,” Mr. Haddad wrote.
There is another wild card in the short term, Mr. Moïsi pointed out. The United States has an election in November. That, and the aftermath of the deepest economic crisis since the 1930s, might also affect the course of history.
The Great Depression gave rise to America’s New Deal. Maybe the coronavirus will lead the United States to embrace a stronger public safety net and develop a national consensus for more accessible health care, Mr. Moïsi suggested.
“Europe’s social democratic systems are not only more human, they leave us better prepared and fit to deal with a crisis like this than the more brutal capitalistic system in the United States,” Mr. Moïsi said.
The current crisis, some fear, could act like an accelerator of history, speeding up a decline in influence of both the United States and Europe.
“Sometime in 2021 we come out of this crisis and we will be in 2030,” said Mr. Moïsi. “There will be more Asia in the world and less West.”
Mr. Garton Ash said that the United States should take an urgent warning from a long line of empires that rose and fell.
“To a historian it’s nothing new, that’s what happens,” said Mr. Garton Ash. “It’s a very familiar story in world history that after a certain amount of time a power declines.”
“You accumulate problems, and because you’re such a strong player, you can carry these dysfunctionalities for a long time,” he said. “Until something happens and you can’t anymore.”
Christopher F. Schuetze contributed reporting from Berlin and Constant Méheut from Paris.
Comments
Post a Comment