Kính chuyển đến Quý vị và ACE tin về cuộc MIT TINH ĐÒI HỎI TỰ DO BÁO CHÍ do Phóng Viên Không Biên Giới (Reporter ohne Grenzen) cộng tác với các nhà báo Việt Nam sống lưu vong tại Đức tổ chức ở thủ đô Berlin ngày 21.09.2021.
Quý vị và ACE xa gần, nhất là ACE tại vùng Berlin nếu thuận tiện thời gian xin tham gia, ủng hộ cuộc mít tinh.
Kính
TS Duong Hong-An
-Diễn đàn Vietnam 21-
Phụ chú: Nếu bản tin này làm phiền quý vị, xin cứ tự nhiên cho biết. Chúng tôi chân thành xin lỗi và sẽ lập tức lấy tên quý vị ra khỏi danh sách
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Dưới đây là lời kêu gọi tham gia của ban tổ chức (tạm dịch)
BERLIN ngày 21.09.2021: MIT TINH ĐÒI HỎI TỰ DO BÁO CHÍ
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) và các nhà báo Việt Nam sống lưu vong tại Đức kính mời Quý vị và các bạn tham gia cuộc mít tinh đòi hỏi tự do báo chí tại Việt Nam.
Thời gian: Thứ Ba, 21 tháng 9 năm 2021 lúc 11:00 tại thủ đô Berlin.
Địa điểm: Berlin, Potsdamer Platz, Sony Center, trước cửa trụ sở chính của Facebook tại Đức, bên hông Lindenbräu
Cuộc mít tinh nhằm mục đích thu hút sự chú ý vào việc Facebook đang bị các chế độ độc tài lạm dụng để kiểm duyệt các blogger và nhà báo sống lưu vong. Các phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng cúi đầu trước áp lực của các chế độ độc tài ngăn cản báo chí phê bình nhà nước như ở Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Gần đây điều này thường xuyên xảy ra với báo chí Việt Nam lưu vong dùng các phương tiện truyền thông chuyển gửi thông tin độc lập, trung thực về Việt Nam và đã tiếp cận được hàng triệu thính, khán giả trong nước.
Trong danh sách xếp hạng tự do báo chí, Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180, với ít nhất 40 nhà báo đang ngồi tù. Việt Nam cũng đứng thứ ba trong danh sách các quốc gia nơi các phóng viên truyền thông bị bắt giữ. Để biện minh cho việc bắt bớ, nhà nước Việt Nam sử dụng những lời cáo buộc giật gân như “tuyên truyền chống lại nhà nước” hoặc “hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính phủ”.
Ngoài những biện pháp trừng trị hà khắc với các trang mạng trong nước, chế độ Hà Nội còn đang cố gắng kiểm soát các thông tin từ hải ngoại, nhắm vào các nhà báo lưu vong, dùng các phương tiện kỹ thuật để ngăn chặn tiếng nói chỉ trích ở nước ngoài trên Facebook và YouTube. Trong thời gian qua, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) đã nhiều lần tố cáo Facebook chặn bài viết của các nhà báo Việt Nam tại Đức có nội dung chỉ trích chính phủ, viện lẽ rằng họ vi phạm „các tiêu chuẩn cộng đồng“ hoặc "luật lệ pháp lý địa phương“.
Trong số những nhà báo bị CSVN trấn áp có Lê Trung Khoa, hiện sống ở Berlin, người điều hành trang thoibao.de, chuyên thông tin về các diễn biến chính trị ở Việt Nam, đồng thời chia sẻ các bài báo của anh với hơn 100.000 người đăng ký trên Facebook với khoảng 80% người đọc sống trong nước, nơi mà trang thoibao.de bị „tường lửa“ (Firewall) ngăn chặn. Giải pháp duy nhất của thoibai.de là dùng Youtube và Facebook. Nhưng từ hai năm nay theo yêu cầu của chính quyền Hà Nội thoibao.de liên tục bị xóa khỏi Facebook và Youtube Những người chống đối nhà nước CS ở Đức như blogger Bùi Thanh Hiếu và Nguyen Văn Đài cũng thường xuyên bị chế độ Hà Nội đàn áp, cản trở.
Các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook cung cấp cho nhiều nhà báo có cơ hội được tự do truyền bá tin tức, nhất là ở các nước quyền tự do báo chí bị giới hạn hoặc cấm đoán. Cuộc mit tính tại Berlin nhắm mục đích kêu gọi Facebook nhận thức được trách nhiệm này, bảo đảm quyền tự do báo chí và không cúi đầu trước các yêu cầu kiểm duyệt của các chế độ độc tài.
Điều kiện tiên quyết để tham gia cuộc mít tinh là tuân thủ các quy tắc về giãn cách và giữ vệ sinh, nhất là phải đeo khẩu trang.
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Protestkundgebung: Pressefreiheit in Vietnam
© picture alliance / Ostalb Network
Reporter ohne Grenzen (RSF), Exiljournalisten aus Vietnam und Unterstützerinnen und Unterstützer laden ein zu einer Kundgebung für die Pressefreiheit. Eine bildstarke Aktion soll darauf aufmerksam machen, dass Facebook offenbar systematisch von Diktaturen missbraucht wird, um im Exil lebende Bloggerinnen und Journalisten zu zensieren. Zunehmend beugen sich Plattformen dem Druck autoritärer Staaten und sperren journalistische Inhalte, die die Regime, etwa in Vietnam, der Türkei und Russland, kritisieren. Besonders oft ist dies zuletzt bei vietnamesischen Exilmedien geschehen, die versuchen, mit unabhängigen Berichten in das Land hineinzustrahlen und teils ein Millionenpublikum erreichen.
Wann: Dienstag, 21. September 2021 um 11:00 Uhr
Wo: vor der Deutschlandzentrale von Facebook im Sony-Center, seitlich von Lindenbräu
Auf der Rangliste der Pressefreiheit steht Vietnam auf Platz 175 von 180 Staaten. Mit mindestens 40 inhaftierten Journalistinnen und Journalisten steht Vietnam zudem an dritter Stelle auf der Liste der Länder, in denen die meisten Medienschaffenden wegen ihrer Arbeit im Gefängnis sind. Nur in China und Myanmar sind es mehr. Um die Inhaftierungen zu rechtfertigen, greift das Regime auf Vorwände wie „Propaganda gegen den Staat“ oder „Aktivitäten, die den Sturz der Regierung herbeiführen sollen“, zurück, die mit langen Haftstrafen geahndet werden können.
Neben den starken Einschränkungen vor Ort versucht das Regime in Hanoi offenbar zudem, Informationen außerhalb der eigenen Landesgrenzen zu kontrollieren: Nach RSF-Informationen hat die vietnamesische Regierung auch Exiljournalistinnen und -journalisten im Visier, beobachtet kritische Stimmen auf Facebook und Youtube und missbraucht den digitalen Raum, um kritische Stimmen im Ausland zu unterdrücken. In den vergangenen Jahren hat RSF mehrmals angeprangert, dass Facebook regierungskritische Beiträge vietnamesischer Medienschaffender in Deutschland gesperrt hat. Als Gründe für die Sperrungen nannte das soziale Netzwerk entweder eine angebliche Verletzung der Community Standards oder „lokale rechtliche Beschränkungen“.
Betroffen ist unter anderem der in Berlin lebende vietnamesischen Journalist Trung Khoa Le. Er betreibt die Nachrichtenseite thoibao.de, die über politische Entwicklungen in Vietnam berichtet, und teilt seine Beiträge auch mit den mehr als 100.000 Abonnentinnen und Abonnenten auf Facebook. Er ist ein wichtiger Teil der Gegenöffentlichkeit zu den staatlich zensierten Medien in Vietnam. Rund 80 Prozent seiner Nutzer leben in Vietnam, wo die Seite thoibao durch eine Firewall von den Bildschirmen verbannt ist. Der Ausweg: Youtube und Facebook. Das soziale Netzwerk ist in Ländern wie Vietnam auch deshalb so populär, weil staatliche Zensur hier über klassische Wege nicht greift. Regierungen haben nur die Option, Facebook ganz zu sperren – doch davor schrecken sie meist zurück.
Doch seit zwei Jahren werden seine Medieninhalte von Facebook und Youtube immer wieder auf Verlangen der Hanoier Regierung gelöscht. Seit August geschieht das systematisch. Inzwischen sind 40 Prozent seiner Beiträge davon betroffen, manche sind schon nach 48 Stunden nicht mehr sichtbar. Betroffen sind auch die im deutschen Exil lebenden Blogger Bui Thanh Hieu und Nguyen Van Dai.
Soziale Medien wie Facebook eröffnen gerade in Ländern mit eingeschränkter Pressefreiheit vielen Journalistinnen und Journalisten die Chance auf freie Berichterstattung. Facebook muss sich dieser Verantwortung bewusst sein, sich klar zur Pressefreiheit bekennen und darf sich möglichen Zensurvorgaben autoritärer Regime nicht beugen.
Für die Teilnahme an der Kundgebung ist die Einhaltung der Abstands- und Hygieneregeln Voraussetzung, insbesondere das Tragen von medizinischen Masken.
Comments
Post a Comment